- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Trích từ Điện ảnh
Tóm tắt nội dung:"Tây Du Ký" bắt nguồn từ một câu chuyện có thật: Nhà Sư trẻ đời Đường Thái Tông tên là Trần Huyền Trang, năm 21 tuổi đã một mình sang Ấn Độ tìm thầy học đạo. Ông ra đi từ năm 629 đến năm 645 mới về Trung Quốc, tổng cộng là 17 năm; trong đó, có 6 năm tu học ở chùa Na Lan Đà - một trung tâm Phật giáo hồi bấy giờ. Khi về nước, ông phải dùng tới 24 ngựa tải 657 bộ kinh Phật.
Câu chuyện có thật đó vốn đã mang màu sắc huyền thoại, được truyền tụng rộng rãi trong dân gian và thần thoại hóa.
Ngô Thừa Ân tuy là người tập hợp và gia công cuối cùng, nhưng ông vẫn xứng đáng là tác giả vĩ đại nhất của bộ "Tây Du Ký". Với ngòi bút sáng tạo của ông, tác phẩm không những có dung lượng đồ sộ, mà tính tư tưởng cũng được nâng cao, hình tượng nhân vật trở nên sống động, có tính cách rõ nét, văn phong uyển chuyển, nhất quán và khúc chiết.
"Tây Du Ký" kể về chuyện Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh phò Đường Tăng sang phương Tây (Ấn Độ ở về phía Trung Quốc). Đường đi gặp bao trắc trở, gian nan trắc trở, tổng cộng đến 81 nạn, cuối cùng cũng đều vượt qua đến được xứ sở Phật tổ, mang kinh Phật về truyền bá ở phương Đông.
Phần này được post bởi Tkp
Đoàn làm phim Tây Du Ký: (25 tập đầu)
+ Biên kịch: Dương Khiết Đái, Anh Lộc, Trâu Ức Thanh
+ Nguyên tác: Ngô Thừa Ân
+ Đạo diễn: Dương Khiết
+ Chụp ảnh: Vương Sùng Thu
+ Phó đạo diễn: Nhâm Phượng Pha, Tuân Hạo
+ Thiết kế mỹ thuật: Mã Vận Hồng
+ Mỹ thuật: Vương Bách Bình, Viên Trù, Lý Huệ Mẫn, Lưu Quan Nhạn
+ Ghi âm: Phùng Cảnh Sơn
+ Phỏng âm: Vương Văn Hoa
+ Ánh sáng: Chu Hi Đức, Lưu Kiên, Trương Quân Dân, Vương Bình, Trương Văn Học
+ Tạo hình nhân vật: Vương Hi Chung
+ Phục trang: Vương Uẩn Kỳ
+ Chỉ đạo võ thuật: Lâm Chí Khiêm, Hạng Hán
+ Thư ký trường quay: Mã Lệ Châu, Vu Hồng, Lý Thành Nho
+ Sương khói: Lưu Lễ, Đổng Chấn Huệ
+ Trợ lí đạo diễn: Cận Căn Tuất
+ Phó chụp ảnh: Đường Kế Toàn
+ Trợ lí chụp ảnh: Lưu Đại Kiện, Diêm Túc, Diệp Mao
+ Quản lý trường quay: Lý Kiến Thành
+ Hóa trang: Thôi Khiết, Trương Hưng Hoa, Dương Tuyết, Đặng Kinh Bình, Dương Vân Phỉ
+ Phục trang: Lý Bảo Tường, Hàn Canh Trạch, Trần Thiết San
+ Đạo cụ: Trần Thiết San, Chân Chí Tài, Tôn Bộ Vân
+ Chế cảnh: Từ Tiểu Quang, Cát Hữu, Từ Vĩnh Tân, Hứa Tín Lương
+ Trang trí: Trương Thụy Lai
+ Chuyên viên trường quay: Đặng Thiểu Sanh, Liên Trì Thủy
+ Biên đạo múa: Cổ Hải Hoàn, Lý Chí Vỹ
+ Chuyên viên chế tác: Vương Xảo Hồng, Hàn Lập Mai
+ Biên tập âm nhạc: Vương Văn hoa
+ Thu âm: Hồ Tiểu Vỹ, Lương Bách Cường
+ Soạn lời: Diêm Túc
+ Soạn nhạc: Hứa Kính Thanh
+ Ca sỹ: Tương Đại Vi, Lý Tĩnh Nhàn, Diệp Mao, Lý Linh Ngọc, Ngô Tĩnh, Trì Trọng Thoại, Hồ Dần Dần, Úc Quân Kiếm, Chu Lập Phu
+ Diễn tấu: Đội nhạc đàn sáo múa tinh hoa trung ương
+ Chỉ huy: Hồ Bỉnh Húc
+ Kịch vụ: Sa Kiệt, Từ Lôi Đình, Dương Bân, Tào Kiến Quân
+ Phó chủ nhiệm kịch vụ: Lý Hồng Xương
+ Phó chủ nhiệm sản xuất: Hứa Đức Trung
+ Phối âm: Lý Dương, Lý Thế Hoành, Trương Vân Minh, Lý Ba, Vương Ngọc Lập, Trương Triều, Trần A Hỷ, Vương Tuyết Thuần, Ngô Quế Linh, Trì Trọng Thoại (khách mời), Mã Đức Hoa (khách mời)
+ Nhà sản xuất: Dương Khiết
+ Tổng giám chế: Vương Phong, Nguyễn Nhược Lâm
Các diễn viên trong phim:
(Nguồn: http://monkeykingweb.diy.myrice.com/123.htm)
Tôn Ngộ Không - Lục Tiểu Linh Đồng
(Nguồn: http://monkeykingweb.diy.myrice.com/123.htm)
Tôn Ngộ Không - Lục Tiểu Linh Đồng
Đường Tăng - Uông Việt, Từ Thiếu Hoa, Trì Trọng Thoại
Trư Bát Giới - Mã Đức Hoa
Sa Tăng - Diêm Hoài Lễ
Như Lai Phật Tổ - Chu Long Nghiễm
Quan Âm Bồ Tát - Tả Đại 玢(?)
Ngọc Đế - Chương Ngọc Thiện
Thái Thượng Lão Quân - Trịnh Dong
Linh Cát Bồ Tát - Nhâm Phượng Pha
Phổ Hiền Bồ Tát - Quách Uy
Văn Thù Bồ Tát - Triệu Quyền
Diêm Vương - Lưu Giang
Hằng Nga_Khâu Bội Trữ
Thái Bạch Kim Tinh - Vương Trung Tín
Thác Tháp Thiên Vương - Vương Ngọc Lập
Na Tra - Ngải Kim Mai
Bạch Cốt Tinh - Dương Xuân Hà
Hoàng Mi yêu vương - Tào Đạc
Kim Trì trưởng lão - Trình Chi
Xích Cước đại tiên - Hàn Thiện Tục
Nhị Lang Thần - Lâm Chí Khiêm
Cao Tài - Hạng Hán
Cao lão phu nhân - Cao Ngọc Thiến
Cao Thái Công - Khổng Nhuế
Cao Thúy Lan - Ngụy Tuệ Lệ
Bảo Tượng quốc Quốc vương - Cố Lam
Hắc Hùng tinh - Hạng Hán
Lão ông - Hoàng Phỉ
Ô Kê quốc Quốc vương - Lôi Minh
Ô Kê quốc Vương hậu - Hướng Mai
Ngọc thố - Lý Linh Ngọc
Lê Sơn lão mẫu - Tôn Phượng Cầm
Nghiễm Trí hòa thượng - Lý Vĩnh Quý
Ân Tiểu Tả - Mã Lan
Đường Thái tông - Trương Chí Minh
Di Lặc phật - Thiết Ngưu
Tiểu Bạch Long - Vương Bá Chiêu
Thiết Phiến công chúa - Vương Phượng Hà
Ngưu Ma Vương - Vương Phu Đường
Hạnh Tiên - Vương Linh Hoa
Kim Đính đại tiên - Vương Hi Chung
Yêu đạo - Hạ Bá Hoa
Tiên hạc - Trương Kinh Lệ
Thôn cô - Dương Tuấn
Vạn Thánh công chúa - Trương Thanh
Xa Trì quốc Vương hậu - Triệu Lệ Dong
Trấn Nguyên đại tiên - Ngô Quế Linh
Thái Ất Thiên Tôn - Chu Bỉnh Khiêm
Liên Liên - Hà Tình
Vương Mẫu nương nương - Vạn Phức Hương
Nữ nhân quốc Quốc vương hay Tây Lương nữ quốc chủ - Chu Lâm
Bài của Candysinory
“Tây Du Ký” của tác giả Ngô Thừa Ân là tác phẩm được xếp vào “Tứ đại danh tác” nổi tiếng của văn học Trung Quốc, gồm có: “Hồng Lâu Mộng”, “Tây Du Ký”, “Thủy Hử truyện” và “Tam Quốc Chí”. Hai thập niên qua, bốn tác phẩm danh tiếng này lần lượt được các nhà làm phim đưa lên màn ảnh, trong đó tác phẩm được chọn chuyển thể nhiều nhất là “Tây Du Ký”. Song, đến nay vẫn chưa có bộ phim nào qua mặt được bản phim Tây Du Ký (1982) của đạo diễn Dương Khiết, do Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc sản xuất.
Bộ phim kinh điển ra đời trong điều kiện khó khăn
Năm 1982, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đầu tư 6 triệu nhân dân tệ làm phim Tây Du Ký, chuyến “thỉnh kinh” của đoàn khởi hành vào tháng 8 cùng năm, kết thúc hành trình vào năm 1987. Trong 25 câu chuyện (mỗi câu chuyện/ tập), “Trừ yêu Ô Kê quốc” đã được đạo diễn Dương Khiết chọn làm tập phim đầu tiên.
Vào thời điểm đầu thập niên 80, phim truyền hình Trung Quốc chưa phát triển mạnh, vốn làm bộ phim 6 triệu Nhân dân tệ đã được xem là số tiền kết sù, nhưng vẫn không đủ trang trải, nhất là việc phải di chuyển đến nhiều nơi rất tốn kém. Tuy nhiên, những khó khăn về tài chính, nhân lực, phương tiện kỹ thuật... vẫn không hề ảnh hưởng đến quyết tâm làm phim Tây Du Ký của nữ đạo diễn Dương Khiết và ê-kíp làm phim. Đó cũng là lý do tại sao mỗi khi các tờ báo viết về phim Tây Du Ký đều không quên nhắc đến quá trình làm phim gian nan, và còn xem đây là bộ phim thể hiện quyết tâm, ý chí và tinh thần đoàn kết của người Trung Quốc.
Do nguồn kinh phí eo hẹp, diễn viên chỉ được trả thù lao tượng trưng, hơn nữa, diễn viên và nhân viên hậu trường không có sự phân biệt, lúc đoàn di chuyển ngoại cảnh, diễn viên cũng phải phụ khuân vác, còn lúc thiếu diễn viên, nhân viên hậu trường cũng phải “thò mặt” ra trước ống kính, như: thư ký trường quay Vu Hồng (hiện là vợ của Lục Tiểu Linh Đồng) đã đóng vai Hoàng hậu nước Thiên Trúc; huấn luyện viên võ thuật Lâm Chí Khiêm vừa đảm nhận vai trò chỉ đạo nghệ thuật vừa đóng vai Nhị Lang Thần, Hạ Bách Hoa vừa đảm nhận chỉ đạo võ thuật vừa đóng vai Yêu đạo – câu chuyện “Trừ yêu Ô Kê quốc”.
Phim Tây Du Ký quay ngoại cảnh xuyên suốt Trung Hoa từ Bắc chí Nam: Bắc Kinh, Hồ Nam, Sơn Đông, Tam Hiệp, Tứ Xuyên, Dương Châu, Thổ Lỗ Phồn - Hỏa Diệm Sơn, Quảng Châu... và còn sang tận Thái Lan ghi hình. Lúc bấy giờ, một bộ phim ra nước ngoài quay ngoại cảnh được xem là sự kiện đình đám trong giới làm phim. Tây Du Ký vừa quay vừa phát sóng theo kiểu cuốn chiếu, tập phim đầu tiên “Trừ yêu Ô Kê quốc” ra mắt khán giả vào dịp lễ Quốc khánh T.Q 1982, đến ngày 1.2.1988, CCTV mới phát sóng trọn bộ phim Tây Du Ký 25 tập. Đặc biệt, trong 20 năm qua, phim đã nhiều lần phát sóng lại, mỗi lần cả người lớn và trẻ em đều háo hức đón xem. Có thể nói, bản phim Tây Du Ký 1982 đã sống mãi với thời gian và ăn sâu trong ký ức của nhiều thế hệ khán giả.
Kỹ xão hạn chế
Lưu Lễ – người phụ trách dàn dựng kỹ xảo phim Tây Du Ký cho biết, trong phim đã sử dụng hơn 1.000 cảnh quay kỹ xảo, nhưng anh nói, với kỹ thuật làm phim lúc bấy giờ thì chưa thể gọi đó là kỹ xảo, bởi nó đều được làm bằng sức người, phương pháp thủ công, dựng phim ghép hình... Như để có được những hình ảnh bồng lai thiên cảnh trên thiên đình, đoàn làm phim phải sử dụng hiệu ứng sân khấu, cảnh Tôn Ngộ Không dùng phép Cân đẩu vân đi mây về gió được dựng với thủ pháp ghép hình, trường đoạn Tôn Ngộ Không bị đốt trong lò luyện đan của Thái Thượng Lão Quân, đoàn làm phim phải dựng những cảnh cháy thật, khiến Lục Tiểu Linh Đồng bị lửa làm cháy bỏng...
Mặc dù bị hạn chế phần kỹ xảo, nhưng cách tạo hình nhân vật trong Tây Du Ký rất bắt mắt, vai Tôn Ngộ Không ở mỗi giai đoạn trưởng thành đều có tạo hình khác nhau, đặc biệt những nhân vật yêu tinh đều thể hiện được hình thù đặc trưng, giúp khán giả dễ dàng phân biệt. Bằng phương pháp thủ công mà năm xưa các nhà làm phim đã hoàn thành bộ phim kinh điển Tây Du Ký, điều đó đã được giới làm phim Trung Quốc xem là niềm tự hào, và còn là bệ phóng đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình phát triển của truyền hình Trung Quốc.
25 câu chuyện Tây Du Ký
1. “Hầu vương sơ vấn thế”,
2. “Quan phong Bật Mã Ôn”,
3. “Đại thánh náo thiên cung”,
4, “Giam cầm Ngũ Hành Sơn”,
5. “Hầu vương bảo vệ Đường Tăng”,
6. “Họa từ Quan Âm viện”,
7. “Thu phục Trư Bát Giới”,
8. “Khảm đường gặp tam nạn”,
9. “Ăn trộm quả nhân sâm”
10. “Tam đả Bạch Cốt tinh”,
11. “Trí kích Mỹ Hầu vương”,
12. Đoạt bảo Liên Hoa động,
13. Trừ yêu Ô Kê quốc”,
14. “Đại chiến Hồng Hài Nhi”,
15. “Đấu phép hạ tam quái”,
16. “Thỉnh kinh Nữ Nhi quốc”,
17. “Tam điều Tì Bà phiến
18. “Quét tháp biện kỳ oan”,
19. “Đánh nhầm Tiểu Lôi Âm”,
20. “Tôn hầu xảo hành y”,
21. “Rơi nhầm động Bàn Tơ”,
22. “Tứ thám vô đáy động”,
23. “Truyền nghệ Ngọc Hoa Châu”,
24. “Thiên Trúc thu Ngọc Thố”,
25. “Ba thăng Cực lạc thiên”.
Đạo diễn Dương Khiết nói về ph im Tây Du Ký II
Năm 1998, khi Đài truyền hình Trung ương tuyên bố làm tiếp những tập còn lại của Tây Du Ký, khán giả chờ đợi với hy vọng Tây Du Ký II (16 tập) cũng sẽ tạo được sự đột phá như phần I. Thế nhưng, khi phim phát sóng thì kết quả lại hoàn toàn trái ngược với mong đợi, bởi vì thủ pháp dàn dựng phim không có gì mới mẻ. Nếu phần I được ca tụng bao nhiêu thì phần II lại bị phê bình thậm tệ bấy nhiêu. Song, có một điều “trái khoáy” thú vị, chính sự chê bai này đã kích thích sự tò mò của khán giả và phim đạt tỷ suất bạn xem đài cao.
Vì không đủ kinh phí nên chỉ làm 25 tập phim
Đạo diễn Dương Khiết kể lại quá trình quay phim: “Vào thời điểm năm 1982, kỹ thuật dựng phim còn rất thủ công, chưa có kỹ xảo máy tính, mà Tây Du Ký lại là một bộ phim thần thoại ly kỳ, có nhiều phép thuật, muốn thể hiện 72 phép biến hóa thần thông của Tôn Ngộ Không là một vấn đề nan giải đối với đoàn làm phim chúng tôi. Để thực hiện 25 tập phim, chúng tôi đã mất thời gian 5 năm 6 tháng, tuy nhiên, chúng tôi vẫn cảm thấy chưa hài lòng với tác phẩm của mình, vì nó còn bị hạn chế về mặt kỹ xảo. Do không đủ kinh phí nên phim Tây Du Ký chỉ làm đến tập 25. Lúc đó, tôi đã tự hứa với lòng, nếu sau này có điều kiện, tôi nhất định sẽ làm tiếp những tập phim còn lại để hoàn thành bộ phim Tây Du Ký.
Áp lực lớn khi làm tiếp phần II
Thú thật, lúc bắt tay làm phần II, tôi bị áp lực rất lớn, bởi trước mắt tôi là chuỗi khó khăn. Vì nguyên tác “Tây Du Ký” chỉ có 30 tập, phần I đã quay 25 tập, nghĩa là chỉ còn lại 5 tập, không thể dựng thành một bộ phim, vì thời lượng quá ngắn sẽ không gây ấn tượng cho khán giả. Sau khi bàn bạc với đài truyền hình, chúng tôi thống nhất cải biên 5 tập cuối trong nguyên tác thành 12 câu chuyện, kéo dài 16 tập. Ngoài ra, kỹ thuật dựng phim vào cuối thập niên 90 hoàn toàn khác với những năm 80. Hồi ấy, thời lượng một tập phim không giới hạn, mà tùy theo độ dài của câu chuyện, hay nói cho dễ hiểu hơn, một tập phim phải là một câu chuyện hoàn chỉnh, vì thế có tập kéo dài hơn 1 tiếng. Còn bây giờ thì khác, đã có quy định một tập phim có thời lượng 47 phút, dư một giây cũng không được, cắt đầu cắt đuôi thì chỉ còn lại 42 phút. Khán giả yêu thích phần I bao nhiêu thì lúc làm phần II tôi lại thấy khó bấy nhiêu, vì người xem đều mong phần II phải hấp dẫn hơn phần I, nếu không sẽ đánh mất cả dư âm tốt đẹp của phần đầu. Đây là điều khiến tôi đau đầu nhất, bởi thành thật mà nói, những câu chuyện hay trong nguyên tác đã được chọn chuyển thể hết ở phần I, chỉ còn lại những câu chuyện đòi hỏi kỹ xảo cao, trong khi kỹ thuật làm phim lúc đó không thực hiện được. Một khó khăn khác nữa, là có nhiều câu chuyện nội dung tương tự nhau, nếu chuyển thể không khéo sẽ khiến người xem nhàm chán. Để giải quyết hàng loạt vấn đề nan giải đó, chúng tôi chỉ còn cách đào sâu vào tính cách nhân vật, chăm chút kỹ tình tiết câu chuyện.
Tính cách nhân vật trong phần II
Còn một điều quan trọng nữa, là phong cách dàn dựng của phần II phải thống nhất với phần I. Mười mấy năm trôi qua, diện mạo của các diễn viên đã thay đổi khá nhiều theo thời gian, đó còn chưa kể đến vấn đề tuổi tác, sức khỏe và nhiều trở ngại khác nữa. Đạo diễn Dương Khiết nhấn mạnh: “Nội dung của phần II bám sát diễn tiến của phần I, phong cách dàn dựng vẫn giữ nguyên, ca khúc chủ đề không thay đổi. Kỹ xảo của phần II hoàn thiện hơn phần I, nhờ kỹ thuật quay phim tiên tiến. Khâu võ thuật được giao cho nhà chỉ đạo võ thuật Hong Hong – Tào Vinh phụ trách, vì thế không có gì lạ khi khán giả khen võ thuật ở phần II đẹp mắt hơn phần I. Thêm vào đó, tính cách của bốn thầy trò Đường Tăng cũng được khắc họa rõ nét hơn.
Do bối cảnh của phần II nói bốn thầy trò đã đi thỉnh kinh được 7 – 8 năm, nên Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới đã trở nên chính chắn hơn. Tôn Ngộ Không không còn là Tề Thiên Đại Thánh nghịch ngợm, háo thắng, đại náo thiên cung năm xưa, mà là một Ngộ Không đã cùng Đường Tăng trải qua bao gian khổ, thử thách, tình thầy trò ngày càng khắng khít hơn, chứ không như phần I, giữa thầy trò thường xảy ra xung đột ý kiến. Trong bốn nhân vật chính, Sa Tăng là người có sự thay đổi nhiều nhất, đất diễn nhiều hơn, tính cách rõ ràng hơn, độc lập hơn, lúc nguy cấp cũng có thể một mình xông trận, đây là điểm mà ở phần I không có.
Về phương diện tạo hình nhân vật, Tôn Ngộ Không “điển trai” không thua kém phần đầu, thậm chí là nhìn có hồn hơn. Trư Bát Giới thì được “nâng cấp” đôi tai cho dựng đứng lên, chứ không giống trước kia toàn cụp xuống. Tạo hình của các nhân vật yêu quái thì muôn hình vạn trạng, “mỗi yêu tinh một vẻ”, nói chung là phần II đã hạn chế được những thiếu sót của phần đầu.
Một số diễn viên và vai diễn
Lục Tiểu Linh Đồng vai Tôn Ngộ Không
Uông Việt/ Từ Thiếu Hoa/ Trì Trọng Thoại: Đường Tăng
Mã Đức Hoa: Trư Bát Giới
Dêm Hoài Lễ: Sa Tăng
Vương Bá Chiêu: Tiểu Bạch Long
Chu Lâm: Nữ vương Nữ Nhi quốc
Tả Đại Phân: Quan Âm Bồ Tát
Chương Ngọc Thiện: Ngọc Hoàng Đại Đế
Trịnh Dung: Thái Thượng Lão Quân
Ngải Kim Mai: Na Tra
Lâm Chí Kiêm: Nhị Lang Thần
Dương Xuân Hà: Bạch Cốt Tinh
Vương Phụng Hà: Thiết Phiến công chúa
Vương Phu Đường: Ngưu Ma Vương
Lý Linh Ngọc: Ngọc Thố công chúa
“Tây Du Ký” của tác giả Ngô Thừa Ân là tác phẩm được xếp vào “Tứ đại danh tác” nổi tiếng của văn học Trung Quốc, gồm có: “Hồng Lâu Mộng”, “Tây Du Ký”, “Thủy Hử truyện” và “Tam Quốc Chí”. Hai thập niên qua, bốn tác phẩm danh tiếng này lần lượt được các nhà làm phim đưa lên màn ảnh, trong đó tác phẩm được chọn chuyển thể nhiều nhất là “Tây Du Ký”. Song, đến nay vẫn chưa có bộ phim nào qua mặt được bản phim Tây Du Ký (1982) của đạo diễn Dương Khiết, do Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc sản xuất.
Bộ phim kinh điển ra đời trong điều kiện khó khăn
Năm 1982, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đầu tư 6 triệu nhân dân tệ làm phim Tây Du Ký, chuyến “thỉnh kinh” của đoàn khởi hành vào tháng 8 cùng năm, kết thúc hành trình vào năm 1987. Trong 25 câu chuyện (mỗi câu chuyện/ tập), “Trừ yêu Ô Kê quốc” đã được đạo diễn Dương Khiết chọn làm tập phim đầu tiên.
Vào thời điểm đầu thập niên 80, phim truyền hình Trung Quốc chưa phát triển mạnh, vốn làm bộ phim 6 triệu Nhân dân tệ đã được xem là số tiền kết sù, nhưng vẫn không đủ trang trải, nhất là việc phải di chuyển đến nhiều nơi rất tốn kém. Tuy nhiên, những khó khăn về tài chính, nhân lực, phương tiện kỹ thuật... vẫn không hề ảnh hưởng đến quyết tâm làm phim Tây Du Ký của nữ đạo diễn Dương Khiết và ê-kíp làm phim. Đó cũng là lý do tại sao mỗi khi các tờ báo viết về phim Tây Du Ký đều không quên nhắc đến quá trình làm phim gian nan, và còn xem đây là bộ phim thể hiện quyết tâm, ý chí và tinh thần đoàn kết của người Trung Quốc.
Do nguồn kinh phí eo hẹp, diễn viên chỉ được trả thù lao tượng trưng, hơn nữa, diễn viên và nhân viên hậu trường không có sự phân biệt, lúc đoàn di chuyển ngoại cảnh, diễn viên cũng phải phụ khuân vác, còn lúc thiếu diễn viên, nhân viên hậu trường cũng phải “thò mặt” ra trước ống kính, như: thư ký trường quay Vu Hồng (hiện là vợ của Lục Tiểu Linh Đồng) đã đóng vai Hoàng hậu nước Thiên Trúc; huấn luyện viên võ thuật Lâm Chí Khiêm vừa đảm nhận vai trò chỉ đạo nghệ thuật vừa đóng vai Nhị Lang Thần, Hạ Bách Hoa vừa đảm nhận chỉ đạo võ thuật vừa đóng vai Yêu đạo – câu chuyện “Trừ yêu Ô Kê quốc”.
Phim Tây Du Ký quay ngoại cảnh xuyên suốt Trung Hoa từ Bắc chí Nam: Bắc Kinh, Hồ Nam, Sơn Đông, Tam Hiệp, Tứ Xuyên, Dương Châu, Thổ Lỗ Phồn - Hỏa Diệm Sơn, Quảng Châu... và còn sang tận Thái Lan ghi hình. Lúc bấy giờ, một bộ phim ra nước ngoài quay ngoại cảnh được xem là sự kiện đình đám trong giới làm phim. Tây Du Ký vừa quay vừa phát sóng theo kiểu cuốn chiếu, tập phim đầu tiên “Trừ yêu Ô Kê quốc” ra mắt khán giả vào dịp lễ Quốc khánh T.Q 1982, đến ngày 1.2.1988, CCTV mới phát sóng trọn bộ phim Tây Du Ký 25 tập. Đặc biệt, trong 20 năm qua, phim đã nhiều lần phát sóng lại, mỗi lần cả người lớn và trẻ em đều háo hức đón xem. Có thể nói, bản phim Tây Du Ký 1982 đã sống mãi với thời gian và ăn sâu trong ký ức của nhiều thế hệ khán giả.
Kỹ xão hạn chế
Lưu Lễ – người phụ trách dàn dựng kỹ xảo phim Tây Du Ký cho biết, trong phim đã sử dụng hơn 1.000 cảnh quay kỹ xảo, nhưng anh nói, với kỹ thuật làm phim lúc bấy giờ thì chưa thể gọi đó là kỹ xảo, bởi nó đều được làm bằng sức người, phương pháp thủ công, dựng phim ghép hình... Như để có được những hình ảnh bồng lai thiên cảnh trên thiên đình, đoàn làm phim phải sử dụng hiệu ứng sân khấu, cảnh Tôn Ngộ Không dùng phép Cân đẩu vân đi mây về gió được dựng với thủ pháp ghép hình, trường đoạn Tôn Ngộ Không bị đốt trong lò luyện đan của Thái Thượng Lão Quân, đoàn làm phim phải dựng những cảnh cháy thật, khiến Lục Tiểu Linh Đồng bị lửa làm cháy bỏng...
Mặc dù bị hạn chế phần kỹ xảo, nhưng cách tạo hình nhân vật trong Tây Du Ký rất bắt mắt, vai Tôn Ngộ Không ở mỗi giai đoạn trưởng thành đều có tạo hình khác nhau, đặc biệt những nhân vật yêu tinh đều thể hiện được hình thù đặc trưng, giúp khán giả dễ dàng phân biệt. Bằng phương pháp thủ công mà năm xưa các nhà làm phim đã hoàn thành bộ phim kinh điển Tây Du Ký, điều đó đã được giới làm phim Trung Quốc xem là niềm tự hào, và còn là bệ phóng đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình phát triển của truyền hình Trung Quốc.
25 câu chuyện Tây Du Ký
1. “Hầu vương sơ vấn thế”,
2. “Quan phong Bật Mã Ôn”,
3. “Đại thánh náo thiên cung”,
4, “Giam cầm Ngũ Hành Sơn”,
5. “Hầu vương bảo vệ Đường Tăng”,
6. “Họa từ Quan Âm viện”,
7. “Thu phục Trư Bát Giới”,
8. “Khảm đường gặp tam nạn”,
9. “Ăn trộm quả nhân sâm”
10. “Tam đả Bạch Cốt tinh”,
11. “Trí kích Mỹ Hầu vương”,
12. Đoạt bảo Liên Hoa động,
13. Trừ yêu Ô Kê quốc”,
14. “Đại chiến Hồng Hài Nhi”,
15. “Đấu phép hạ tam quái”,
16. “Thỉnh kinh Nữ Nhi quốc”,
17. “Tam điều Tì Bà phiến
18. “Quét tháp biện kỳ oan”,
19. “Đánh nhầm Tiểu Lôi Âm”,
20. “Tôn hầu xảo hành y”,
21. “Rơi nhầm động Bàn Tơ”,
22. “Tứ thám vô đáy động”,
23. “Truyền nghệ Ngọc Hoa Châu”,
24. “Thiên Trúc thu Ngọc Thố”,
25. “Ba thăng Cực lạc thiên”.
Đạo diễn Dương Khiết nói về ph im Tây Du Ký II
Năm 1998, khi Đài truyền hình Trung ương tuyên bố làm tiếp những tập còn lại của Tây Du Ký, khán giả chờ đợi với hy vọng Tây Du Ký II (16 tập) cũng sẽ tạo được sự đột phá như phần I. Thế nhưng, khi phim phát sóng thì kết quả lại hoàn toàn trái ngược với mong đợi, bởi vì thủ pháp dàn dựng phim không có gì mới mẻ. Nếu phần I được ca tụng bao nhiêu thì phần II lại bị phê bình thậm tệ bấy nhiêu. Song, có một điều “trái khoáy” thú vị, chính sự chê bai này đã kích thích sự tò mò của khán giả và phim đạt tỷ suất bạn xem đài cao.
Vì không đủ kinh phí nên chỉ làm 25 tập phim
Đạo diễn Dương Khiết kể lại quá trình quay phim: “Vào thời điểm năm 1982, kỹ thuật dựng phim còn rất thủ công, chưa có kỹ xảo máy tính, mà Tây Du Ký lại là một bộ phim thần thoại ly kỳ, có nhiều phép thuật, muốn thể hiện 72 phép biến hóa thần thông của Tôn Ngộ Không là một vấn đề nan giải đối với đoàn làm phim chúng tôi. Để thực hiện 25 tập phim, chúng tôi đã mất thời gian 5 năm 6 tháng, tuy nhiên, chúng tôi vẫn cảm thấy chưa hài lòng với tác phẩm của mình, vì nó còn bị hạn chế về mặt kỹ xảo. Do không đủ kinh phí nên phim Tây Du Ký chỉ làm đến tập 25. Lúc đó, tôi đã tự hứa với lòng, nếu sau này có điều kiện, tôi nhất định sẽ làm tiếp những tập phim còn lại để hoàn thành bộ phim Tây Du Ký.
Áp lực lớn khi làm tiếp phần II
Thú thật, lúc bắt tay làm phần II, tôi bị áp lực rất lớn, bởi trước mắt tôi là chuỗi khó khăn. Vì nguyên tác “Tây Du Ký” chỉ có 30 tập, phần I đã quay 25 tập, nghĩa là chỉ còn lại 5 tập, không thể dựng thành một bộ phim, vì thời lượng quá ngắn sẽ không gây ấn tượng cho khán giả. Sau khi bàn bạc với đài truyền hình, chúng tôi thống nhất cải biên 5 tập cuối trong nguyên tác thành 12 câu chuyện, kéo dài 16 tập. Ngoài ra, kỹ thuật dựng phim vào cuối thập niên 90 hoàn toàn khác với những năm 80. Hồi ấy, thời lượng một tập phim không giới hạn, mà tùy theo độ dài của câu chuyện, hay nói cho dễ hiểu hơn, một tập phim phải là một câu chuyện hoàn chỉnh, vì thế có tập kéo dài hơn 1 tiếng. Còn bây giờ thì khác, đã có quy định một tập phim có thời lượng 47 phút, dư một giây cũng không được, cắt đầu cắt đuôi thì chỉ còn lại 42 phút. Khán giả yêu thích phần I bao nhiêu thì lúc làm phần II tôi lại thấy khó bấy nhiêu, vì người xem đều mong phần II phải hấp dẫn hơn phần I, nếu không sẽ đánh mất cả dư âm tốt đẹp của phần đầu. Đây là điều khiến tôi đau đầu nhất, bởi thành thật mà nói, những câu chuyện hay trong nguyên tác đã được chọn chuyển thể hết ở phần I, chỉ còn lại những câu chuyện đòi hỏi kỹ xảo cao, trong khi kỹ thuật làm phim lúc đó không thực hiện được. Một khó khăn khác nữa, là có nhiều câu chuyện nội dung tương tự nhau, nếu chuyển thể không khéo sẽ khiến người xem nhàm chán. Để giải quyết hàng loạt vấn đề nan giải đó, chúng tôi chỉ còn cách đào sâu vào tính cách nhân vật, chăm chút kỹ tình tiết câu chuyện.
Tính cách nhân vật trong phần II
Còn một điều quan trọng nữa, là phong cách dàn dựng của phần II phải thống nhất với phần I. Mười mấy năm trôi qua, diện mạo của các diễn viên đã thay đổi khá nhiều theo thời gian, đó còn chưa kể đến vấn đề tuổi tác, sức khỏe và nhiều trở ngại khác nữa. Đạo diễn Dương Khiết nhấn mạnh: “Nội dung của phần II bám sát diễn tiến của phần I, phong cách dàn dựng vẫn giữ nguyên, ca khúc chủ đề không thay đổi. Kỹ xảo của phần II hoàn thiện hơn phần I, nhờ kỹ thuật quay phim tiên tiến. Khâu võ thuật được giao cho nhà chỉ đạo võ thuật Hong Hong – Tào Vinh phụ trách, vì thế không có gì lạ khi khán giả khen võ thuật ở phần II đẹp mắt hơn phần I. Thêm vào đó, tính cách của bốn thầy trò Đường Tăng cũng được khắc họa rõ nét hơn.
Do bối cảnh của phần II nói bốn thầy trò đã đi thỉnh kinh được 7 – 8 năm, nên Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới đã trở nên chính chắn hơn. Tôn Ngộ Không không còn là Tề Thiên Đại Thánh nghịch ngợm, háo thắng, đại náo thiên cung năm xưa, mà là một Ngộ Không đã cùng Đường Tăng trải qua bao gian khổ, thử thách, tình thầy trò ngày càng khắng khít hơn, chứ không như phần I, giữa thầy trò thường xảy ra xung đột ý kiến. Trong bốn nhân vật chính, Sa Tăng là người có sự thay đổi nhiều nhất, đất diễn nhiều hơn, tính cách rõ ràng hơn, độc lập hơn, lúc nguy cấp cũng có thể một mình xông trận, đây là điểm mà ở phần I không có.
Về phương diện tạo hình nhân vật, Tôn Ngộ Không “điển trai” không thua kém phần đầu, thậm chí là nhìn có hồn hơn. Trư Bát Giới thì được “nâng cấp” đôi tai cho dựng đứng lên, chứ không giống trước kia toàn cụp xuống. Tạo hình của các nhân vật yêu quái thì muôn hình vạn trạng, “mỗi yêu tinh một vẻ”, nói chung là phần II đã hạn chế được những thiếu sót của phần đầu.
Một số diễn viên và vai diễn
Lục Tiểu Linh Đồng vai Tôn Ngộ Không
Uông Việt/ Từ Thiếu Hoa/ Trì Trọng Thoại: Đường Tăng
Mã Đức Hoa: Trư Bát Giới
Dêm Hoài Lễ: Sa Tăng
Vương Bá Chiêu: Tiểu Bạch Long
Chu Lâm: Nữ vương Nữ Nhi quốc
Tả Đại Phân: Quan Âm Bồ Tát
Chương Ngọc Thiện: Ngọc Hoàng Đại Đế
Trịnh Dung: Thái Thượng Lão Quân
Ngải Kim Mai: Na Tra
Lâm Chí Kiêm: Nhị Lang Thần
Dương Xuân Hà: Bạch Cốt Tinh
Vương Phụng Hà: Thiết Phiến công chúa
Vương Phu Đường: Ngưu Ma Vương
Lý Linh Ngọc: Ngọc Thố công chúa
Nhận xét
Đăng nhận xét