- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Thời điểm thích hợp
46 năm trưởng thành, TVB đã đem đến cho khán giả hàng nghìn bộ phim và trở thành một món ăn tinh thần quen thuộc của người Việt Nam |
TVB đến với khán giả qua hệ thống phân phối băng phim của FFVN, sau đó được phát hành qua VCD, DVD và phát sóng rộng rãi trên các đài truyền hình trung ương và địa phương. |
Có thể nói, phim TVB đã đồng hành với nhiều thế hệ khán giả, từ các bà, các mẹ 5X, đến lớp thanh niên 7X, 8X. Có những thời điểm nhà nhà xem phim TVB, người người mong chờ từng ngày đợi FFVN phát hành phim.
Thời gian hoàng kim của TVB tại Việt Nam có thể tính từ năm 1995 đến năm 2005. Đây cũng là quãng thời gian phát triển mạnh của phim truyền hình TVB, với những tác phẩm lớn và xuất sắc. Sau khoảng thời gian này, TVB dần mất đi vị thế của mình tại nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam. Một phần do nội dung đi xuống, mất đi dàn diễn viên chủ lực và gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ, áp đảo từ phía phim truyền hình Hàn Quốc và Trung Quốc đại lục.
Lồng tiếng xuất sắc
Kỹ thuật lồng tiếng thô sơ nhưng vẫn rất chuyên nghiệp. |
Câu nói mở đầu trong các cuốn băng phim TVB “Sài Gòn phim dịch và lồng tiếng, FaFilm Việt Nam phát hành, bộ phim... Người dịch Trung Hào Hoa, Đỗ Thanh Thiện. Diễn viên lồng tiếng Thế Thanh, Bích Ngọc, Thanh Phúc, Huỳnh Hoa, Thế Phương, Nguyễn Vinh, Bá Nghị, Thu Hương. Kĩ thuật lồng tiếng Thanh Vân, Phương Quỳnh"… đã trở nên vô cùng quen thuộc với khán giả.
Sài Gòn film - nhóm lồng tiếng huyền thoại trong lòng khán giả. |
Yếu tố lồng tiếng của hãng Sài Gòn Film đã giúp TVB thành công và mở rộng thị trường tại Việt Nam, càng trở nên rõ ràng hơn khi sau này, nhiều hãng khác đảm nhận lồng tiếng TVB, như Đạt Phi, Sang Yang… nhưng không đạt được độ thuần thục và hấp dẫn như thời của Sài Gòn phim.
Sau này, một thời gian dài, một số kênh của VTV có phát sóng những bộ phim TVB được thuyết minh giọng Nam hoặc giọng Bắc. Nhưng với nhiều khán giả, điều này khiến bộ phim không còn được hấp dẫn như Sài Gòn phim lồng tiếng, không còn đậm chất TVB, mà bị nhạt nhòa giữa rất nhiều các bộ phim truyền hình của nhiều hãng, nhiều quốc gia khác.
Yếu tố thực tế của các bộ phim “trí – nghiệp”
Nam nữ chọn nhà - bộ phim nói về con đường mà người Hong Kong phấn đấu để sở hữu một ngôn nhà tại mảnh đất nhỏ này. |
Phim TVB hút khán giả bởi yếu tố thực tế của phim khá cao. Đại đa số các vấn đề được đề cập đến trong phim phản ánh đến 90% hiện thực cuộc sống của người dân nơi đây. Qua đó, khán giả khắp nơi có thể hiểu được văn hóa, truyền thống, phong tục và những điều rất riêng về Hong Kong, mà không cần phải đến tận nơi hay phải ở lại đây một thời gian dài để quan sát và trải nghiệm.
Phim TVB có thể có những đề tài hào nhoáng, với biệt thự, xe hơi và hàng hiệu (Lấy chồng giàu sang), nhưng cũng có những tác phẩm miêu tả chân thực về hành trình từ mơ ước đến việc được thực sự sở hữu một ngôi nhà nhỏ của người dân nơi đây (Quyết trạch nam nữ).
Đề tài bác sĩ, y tá được phản ánh trung thực qua phim TVB như Bàn tay nhân ái, Ngọn lửa trắng, On call 36 hours. |
Đề tài pháp y không chỉ được khai thác trong các bộ phim thời hiện đại, mà còn được thể hiện qua các bộ phim cổ trang. |
Các bộ phim TVB vẫn được gọi là phim “trí – nghiệp”, bởi các ngành nghề trong phim được miêu tả rất chân thực và qua đó, khán giả có thể hiểu biết thêm nhiều kiến thức xã hội. Dường như mọi nghề nghiệp đều được xuất hiện trên phim TVB và được tái hiện với những điều thực tế.
Các ngành nghề được TVB miêu tả một cách phong phú và cụ thể. |
Xem phim TVB – một cách du lịch văn hóa
Không chỉ tăng thêm hiểu biết xã hội qua các bộ phim có đề tài y học, có tính chuyên môn cao… khán giả còn có thể du lịch qua màn ảnh nhỏ khi xem phim TVB, từ tham quan, ngắm cảnh, đến tìm hiểu về ẩm thực hay văn hóa của mảnh đất này.
Phim Kim ngọc mãn đường nói về ẩm thực cung đình và giới thiệu với khán giả bữa tiệc nổi tiếng Mãn Hán 100 món có thực trong lịch sử. |
Phim Hương sắc tình yêu nói về ẩm thực nhưng chuyên về hải sản. |
Những khung cảnh này đã trở nên quen thuộc với khán giả Việt Nam từ trong phim ra ngoài đời. |
Bộ phim Chuyện tình biển đảo nói về cuộc sống, nét văn hóa của người dân đảo Trường Châu với lễ hội bánh bao nổi tiếng. |
Do đó, khán giả, trong đó có khán giả Việt Nam sau khi xem phim TVB thường cảm thấy rất gắn bó và quen thuộc với mảnh đất này, và điều này khiến các bộ phim của hãng trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của nhiều gia đình Việt Nam, đặc biệt là trong thập niên 90.
Nhận xét
Đăng nhận xét