Đông Châu liệt quốc

Nhà Châu khởi nguồn ở sông Vị, phía Tây nền văn minh Thương. Tổ tiên bộ tộc Châu khởi nghiệp từ đất Thai, tương truyền có tên là Khí, còn gọi là Hậu Tắc, sống vào đời vua Thuấn, được ban cho họ Cơ.

Qua nhiều đời di cư, Châu phát triển thành một bộ lạc lớn và bắt đầu di cư về đất Mân. Tại đây, bộ lạc Châu bắt đầu mở rộng ảnh hưởng và trở thành thủ lĩnh một liên minh gồm các bộ lạc gần nền văn minh Thương, đóng đô tại đất Kỳ. Truyền 15 đời từ Cơ Hậu Tắc tới đời Tây bá Cơ Xương, liên minh bộ lạc này phát triển thành một tiểu quốc Châu hùng mạnh, với kinh đô tại đất Phong (nay thuộc tây Trường An, Thiểm Tây), uy hiếp mạnh mẽ sự tồn tại của nhà Thương.

Tây bá Cơ Xương mất, con là Cơ Phát lên thay, tiếp tục ý định diệt Thương. Vua Thương là Trụ Tân tàn bạo và mất lòng dân. Cơ Phát đã tranh thủ sự ủng hộ của các chư hầu oán ghét nhà Thương, tập hợp lực lượng chống lại. Cơ Phát cầm đầu 800 chư hầu nổi dậy - mỗi chư hầu thời đó có lẽ chỉ là một bộ lạc, và vào năm 1046 TCN họ chiến thắng vua nhà Thương trong trận Mục Dã. Trụ vương thua trận, nhảy vào lửa tự thiêu. Từ đó, vương triều Châu bắt đầu cai trị ở vùng đất trước đó thuộc nền văn minh Thương. Cơ Phát lên làm Thiên tử, tức là Châu Vũ Vương.

Trải qua hơn 250 năm tới thời Châu Tuyên vương năm 789 TCN, quân hai tộc Khuyển, Nhung vào đánh nhà Châu. Châu Tuyên vương mang quân ra đón đánh địch. Hai bên giao chiến ở đất Thiên Mẫu, Tuyên Vương bị bại trận, các cánh quân bị đánh thương vong, tan rã.
Năm 782 TCN, Châu Tuyên vương chưa kịp đánh báo thù Khuyển Nhung thì qua đời. Ông ở ngôi tất cả 46 năm.

Thái tử Cơ Cung Tinh lên nối ngôi, tức là Châu U vương. U vương trọng dụng Quắc công Thạch Phủ, cho cầm quyền chính trong triều. Thạch Phủ ham lợi, thường xu nịnh U Vương, đón ý vua, mọi người trong triều đều ghét.

Châu U Vương đã có vương hậu họ Thân, con gái của Thân hầu, sinh thế tử Nghi Cữu. Năm 779 TCN, Bao Quýnh bị tội với Châu U vương, bèn dâng lên ông một mỹ nữ là Bao Tự. Thấy Bao Tự duyên dáng, xinh đẹp tuyệt trần, Châu U Vương liền ngày đêm sủng ái. Bao Tự sinh được con trai là công tử Cơ Bá Phục.

Vì say mê Bao Tự, U vương muốn phế bỏ Thân hậu và thế tử Nghi Cữu để lập Bao Tự và Bá Phục.

Bao Tự rất ít khi cười. U vương tìm mọi cách để làm Bao Tự cười nhưng đều không thành. Quanh đất nhà Châu cai trị vốn xây nhiều tháp dầu để khi có giặc kéo đến thì đốt các cột lửa báo hiệu cho chư hầu đến cứu. Theo lời Quắc công Thạch Phủ, Châu U vương sai đốt lửa cho chư hầu mang quân đến để cho Bao Tự cười. U vương làm theo.

Quân chư hầu mấy nước lân cận trông thấy các cột lửa cháy, ngỡ là có giặc bèn hớt hải mang quân đến cứu. Đến kinh thành, thấy mọi người vẫn đi lại bình thường, không có giặc giã gì cả. Các chư hầu ngơ ngác nhìn nhau. Bao Tự ở trên đài trông thấy bật tiếng cười lớn. U vương vô cùng hoan hỉ vì làm được cho Bao Tự cười. Xong U vương lệnh cho các trấn chư hầu rút quân về vì không có giặc.

Từ lần Bao Tự cười, U vương rất mừng, lại sai đốt lửa phong đài lần nữa và các chư hầu lại bị lừa. Từ đó các chư hầu mất lòng tin vào thiên tử nhà Châu.

U vương ngày càng Châuyên sủng Bao Tự và xa lánh Thân hậu. Nghe lời Quắc công Thạch Phủ, ông chính thức phế bỏ Thân hậu, lập Bao Tự làm hậu và phế nốt thế tử Nghi Cữu, lập Bá Phục làm thế tử.

Chư hầu nước Thân là cha Thân hậu thấy bất bình, bèn liên hệ với nước Tằng và hai tộc Khuyển, Nhung bên ngoài kéo vào đánh úp Hạo Kinh. Tình hình nguy cấp, Châu U vương vội cho đốt lửa phong đài để hiệu triệu chư hầu tới cứu, nhưng các chư hầu đã từng bị lừa nên tưởng vua đùa, không mang quân tới nữa.

Châu U vương không chống nổi quân địch, đành mang Bao Tự và thái tử Bá Phục bỏ chạy, bị quân Khuyển Nhung đuổi theo giết chết ở núi Ly Sơn. Con nhỏ Bá Phục và chú ông là Trịnh Hoàn Công Cơ Hữu cũng bị giết trong trận này. Châu U vương ở ngôi 11 năm.

Sau này Thân hầu ân hận mang họa cho dân Hạo Kinh bèn mời các nước chư hầu Tấn, Tần, Vệ, Trịnh đến đánh đuổi quân Khuyển, Nhung và lập con trưởng U vương là Cơ Nghi Cữu lên ngôi, tức là Châu Bình Vương.

© Bản quyền bởi Điện ảnh Trung Quốc sản xuất năm 1996

Nhận xét